Thứ Ba, 15 tháng 7, 2014

Chỉnh nha mắc cài mặt lưỡi là gì ?

Hiện nay Nha khoa nói chung và chỉnh nha nói riêng của Việt Nam đang phát triển nhanh. Kinh tế phát triển, nhu cầu thẩm mỹ ngày càng cao đặc biệt là với người lớn.
Trong công nghệ chỉnh nha hiện nay để đảm bảo tính thẩm mỹ nhất đó là chỉnh nha mắc cài mặt lưỡi vậy mắc cài lưỡi là gì:
*  Mắc cài mặt lưỡi trong chỉnh nha hay còn gọi là mắc cài mặt trong răng hay là niềng răng mà trong đó mắc cài được gắn bên trong bề mặt của bộ răng.  
Chỉnh nha mắc cài mặt lưỡi

Ưu điểm của chỉnh nha mắc cài mặt lưỡi


  • Hình thức chỉnh nha cố định duy nhất không nhìn khi bệnh nhân gắn mắc cài lưỡi khi nói, cười sẽ không bị lộ vì đảm bảo độ thẩm mỹ  cao.
  • Sự khó chịu của bệnh nhân với mắc cài sẽ biến mất đi  rất nhanh vì mắc cái rất mỏng.
  • Giúp di chuyển răng tương đối nhanh
  • Góp phần chữa các bệnh lý khớp cắn đi kèm
  • Dễ đánh giá kết quả điều trị
  • Thẩm mỹ
  • Không ảnh hưởng đến tâm lý của bệnh nhân
  • Không tổn thương lớp men răng mặt ngoài
  • Không gây sang chấn với môi - má
  • Đánh giá chính xác tư thế của răng vì mặt ngoài của răng không có dây cung và mắc cài
  • Đánh lún răng cửa nhờ hiệu ứng mặt phẳng cắn
  • Gây nhả khớp răng hàm nên có tác dụng điều trị đối với loạn năng khớp thái dương hàm
  • Có thể sử dụng mắc cài lưỡi như khí cụ duy trì
  •  Ít mất neo giữ hơn

Nhược điểm của mắc cài mặt lưỡi

  • Khó về kỹ thuật hơn so với mắc cài mặt ngoài do đó đòi hỏi người nha sĩ cần có trình độ kỹ thuật cao.
  • Thời gian làm việc trên ghế răng lâu hơn
  • Tư thế nằm của bệnh nhân và tư thế làm việc của Bác sĩ gây khó chịu
  • Kích ứng lưỡi của bệnh nhân
  • Nói ngọng
  • Dễ gây cắn hở đối với bệnh nhân có góc hàm mở
  • Chi phí cao

Đối tượng chỉnh răng với mắc cài lưỡi:

Hình ảnh chỉnh nha mắc cài mặt lưỡi

-        Phù hợp với đại đa số bệnh nhân (không phụ thuộc vào giới tính, độ tuổi hay nghề nghiệp)
-     Chỉnh nha gắn mắc cài cho Những trường hợp bệnh nhân như răng không đều, răng chen chúc, răng khấp khểnh, răng vẩu, răng mọc lộn xộn, hàm hô hoặc móm, không khớp 2 hàm.
 
Để biết thêm chi tiết  xem tại đây
Trân trọng cảm ơn đã quan tâm !!!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét